Phân biệt các loại vải thun & cách nhận biết bằng mắt thường

197 - 199 - 201 Hồng Lạc, phường 10, Tân Bình, TP.HCM

0907907187 - 0907907187 - 0904644053

Phân biệt các loại vải thun & cách nhận biết bằng mắt thường
29/01/2024 07:48 AM 730 Lượt xem

    Vải thun được cấu thành từ 2 loại sợi chính là sợi cotton được lấy từ xơ của cây bông và sợi PE tổng hợp. Tùy vào tỉ lệ của từng loại sợi mà vải thun có được độ co giãn khác nhau, phổ biến nhất là 4 loại vải thun sau: thun 100% cotton, thun 65% cotton, thun 35% cotton và vải thun PE. Vải thun 100% cotton có giá thành cao nhất trong tất cả các loại thun do độ thoáng và độ co giãn cao nhất.\

    Trong ngành vải, người ta có 3 cách phân biệt và gọi vải thun dựa trên các đặc điểm: độ co giãn, tỷ lệ phần trăm giữa sợi cotton, sợi PE trong vải và cách dệt vải. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua các cách phân biệt từng loại vải sao cho chuẩn nhất nhé!

    2.1. Phân biệt vải thun dựa trên độ co giãn 

    Đối với cách phân biệt này, người ta phân vải thun thành 2 loại: vải thun 2 chiều và vải thun 4 chiều. Tùy theo độ co giãn khác nhau, bạn có thể chọn được tấm vải phù hợp cho từng mục đích sử dụng và trang phục cần may. 

    Vải thun 4 chiều: là loại vải thun có thể kéo giãn 4 chiều khi bạn dùng lực kéo vải. 4 chiều này bao gồm 2 chiều chịu lực kéo trực tiếp và 2 chiều giãn ở 2 bên. Vải thun cotton 4 chiều thường được ưa chuộng để sản xuất các trang phục thể thao vì khả năng đàn hồi, co giãn tốt. Đây cũng là loại vải thun cao cấp, có giá thành đắt nhất trong tất cả các loại vải thun.

    Vải thun 4 chiều

    Vải thun 2 chiều: Là loại vải thun chỉ có thể co dãn theo 2 chiều khi bạn dùng lực kéo vải, là các chiều chịu lực kéo trực tiếp. Vải thun 2 chiều không thể co giãn 4 chiều được bởi độ đàn hồi của vải thun 2 chiều không tốt bằng vải thun 4 chiều. Tuy vậy, giá thành của vải thun  2 chiều rẻ hơn khá nhiều so với thun 4 chiều. 

    Một mét vải thun 4 chiều trên thị trường hiện nay thường có giá khoảng 120.000đ đến 140.000đ. Nếu bạn mua sỉ, giá sẽ rẻ hơn nữa. Vải thun 2 chiều rẻ hơn vải thun 4 chiều khoảng từ 20 đến 30 nghìn/mét

    Vải thun 2 chiều

     2.2. Phân biệt vải thun dựa trên tỉ lệ sợi cotton và sợi PE trong vải

    Bên cạnh phân biệt dựa trên độ co giãn, người ta còn phân loại vải thun dựa trên tỉ lệ sợi cotton và sợi pha tổng hợp PE. Tỉ lệ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến độ bền và khả năng thấm hút mồ hôi của vải. Đặc trưng của sợi cotton là thoáng mát, thấm hút chất ẩm tốt nên vải càng có tỉ lệ cotton cao thì càng thích hợp để mặc vào mùa hè ở các tỉnh phía Bắc và mặc quanh năm ở các tỉnh phía Nam. Vải có tỉ lệ cotton càng cao thì giá thành càng mắc. Tuy vậy, nhược điểm của sợi cotton là mềm và dễ nhăn. 

    Vải có sợi Polyester càng cao thì càng khó thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, vải PE lại có ưu điểm là chống nhăn và độ bền cao. Để có được tất cả ưu điểm của 2 dòng vải này, chúng ta có vải thun pha. 

    Hiện nay trên thị trường, vải thun phân loại dựa trên tỉ lệ sợi cotton và sợi PE bao gồm các loại sau: 

    2.2.1. Vải thun 100% cotton

    Vải thun 100% cotton

    Là loại vải được dệt từ 100% sợi xơ xenlulozơ thu hoạch từ cây bông vải tự nhiên. Ưu điểm của vải 100% cotton là thấm hút chất ẩm tốt, điều hòa thân nhiệt và đem lại cảm giác thoáng mát, mềm mịn cho người mặc.

    Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên vải cotton 100% không gây ra các vấn đề về kích ứng da như các loại vải tổng hợp khác. Vải rất thích hợp để may trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những ai hay đổ mồ hôi và thường xuyên hoạt động ngoài trời.

    Mẹo phân biệt vải cotton 100%: Vải cotton có màu sắc khá trầm. Khi chạm vào, bề mặt vải mềm mịn và nhẵn thín. Vải không có khả năng chống nhăn nên chỉ cần vỏ nhẹ đã để lại nếp nhăn. Do khả năng thấm hút mồ tốt nên khi nhúng vải cotton vào nước, vải ướt rất nhanh và diện tích loang nước lớn. 

    Ngoài ra, để phân biệt vải 100% cotton thật giả, bạn có thể cắt một mảnh vải và đem đi đốt. Nếu sau khi đốt, vải có mùi giấy cháy, tro vải màu xám, khi vò vỡ thành bụi mịn thì đây đích thị là vải 100% cotton chuẩn. 

    Nhược điểm: Vải thun 100% cotton có giá thành cao nhất trong các loại vải thun. Vải rất dễ bị nhăn, form không cứng cáp nên khá khó khăn trong việc bảo quản và giữ nếp. Ngoài ra, vải thun 100% cotton thường có độ bền kém hơn các loại vải thun có pha thêm sợi PE tổng hợp. 

    Vải thun 100% cotton
    Vải thun 100% cotton có giá thành cao nhất trong các loại vải thun.

    2.2.2. Vải CVC (65% cotton, 35% PE) 

    Vải CVC có tỉ lệ cấu thành từ 65% sợi cotton và 35% sợi tổng hợp Polyester với ưu điểm là độ thoáng mát cao, form vải cứng cáp hơn vải 100% cotton. Do có tỉ lệ sợi cotton 65%, vải CVC cũng có giá thành rẻ hơn vải thun cotton 100% . Đây là loại vải phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và được nhiều khách hàng ưa chuộng để đặt may các loại trang phục vải thun đẹp. 

    Mẹo phân biệt vải CVC: Bạn có thể phân biệt bằng cách cắt một mảnh vải CVC nhỏ và đem đi đốt. Vải CVC khi cháy sẽ có mùi nhựa và bắt lửa rất nhanh. Do có độ thấm hút tốt nên vải CVC cũng thấm nước khá nhanh. Khi giặt, vải CVC ít bị nhàu hơn so với vải thun 100% cotton. 

    Vải CVC

    Nhược điểm: Giá thành vẫn khá cao 

    2.2.4. Vải thun tixi (35% cotton, 65% PE)

    Vải thun tixi có tỉ lệ cấu thành từ 35% sợi cotton và 65% sợi tổng hợp Polyester. Do có tỉ lệ sợi Polyester cao nên vải hầu như không nhăn khi giặt và có độ bền tương đối cao. Vải thun tixi có độ thấm hút khá và thoáng mát khi mặc, giá thành lại hợp túi tiền hơn so với 2 loại vải trên.

    Mẹo phân biệt vải thun tixi: Cắt một mảnh vải tixi nhỏ và đem đi đốt, vải tixi khi cháy có mùi nhựa rất nồng nặc, tro cháy bị vón cục và không tan khi vò. Khi nhúng vải tixi vào nước, vải thấm rất chậm.   

    2.2.5. Vải thun PE (100% PE)

    Vải thun PE (tên gọi khác là vải nylon) có thành phần 100% sợi Polyester tổng hợp với ưu điểm độ bền cao, không nhăn, form vải đứng, không bám bụi. Khâu giặt giũ và bảo quản vải cũng không yêu cầu sự phức tạp. Vải thun PE có giá thành rẻ  nhất trong tất cả các loại vải thun nên được khá nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa.  

    Mẹo phân biệt vải thun PE: Bạn có thể cắt một mảnh vải và đem đi đốt, vải thun PE khó bắt lửa. Khi cháy, vải xoắn lại thành cục và có mùi nhựa cháy. Tro vải thun PE không tan khi vò. Vải PE không thấm hút chất lỏng tốt nên khi nhúng vải vào nước, vải thấm rất chậm. Vải cũng không bị nhàu khi vò mạnh 

    Khuyết điểm: Vải không thấm hút mồ tốt, độ co giãn kém

    vải thun PE

    3. Phân loại vải thun theo kiểu dệt vải

    Kiểu dệt vải sẽ quyết định đến hình dáng nền bề mặt vải. Hình thức cơ bản nhất của phương pháp dệt thun bao gồm dệt thun trơn (dệt single), dệt kiểu cá mập và dệt kiểu cá sấu. Ngoài ra, thị trường còn có các loại vải thun khác như thun dệt da cá, dệt thun mè. Đối với cách phân loại theo kiểu dệt vải, bạn hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường nhờ nắm được đặc trưng của từng kiểu dệt.

     Vải thun trơn (dệt single): Đây là loại thun rẻ nhất trên thị trường, có bề mặt mềm mịn, rất được ưa chuộng để may áo thun. 

    Vải thun cá sấu: Là loại vải có mắt lưới dệt to hơn so với vải thun trơn, chính vì thế nó có độ nhám nhất định khi sờ vào. 

    Vải thun cá mập: Là loại vải thun dệt kim có mắt lưới dệt to hơn so với vải thun cá sấu nên bề mặt thô ráp và nhám hơn khi sờ vào. Vải có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu và có độ đàn hồi cũng kém hơn.